Bối cảnh và nguồn gốc Chiến_tranh_lấy_mạng_làm_trung_tâm

Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm bắt đầu được định hình từ năm 1996 khi Đô đốc William Owens đưa ra khái niệm "hệ thống của các hệ thống" trong một bài báo khoa học xuất bản bởi Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.[2] Owens đã mô tả sự tiến hóa ngẫu nhiên của một hệ thống các thiết bị trinh sát, hệ thống chỉ huy và điều khiển, cùng các loại vũ khí chính xác cao cho phép nâng cao nhận thức tình hình chiến trường một cách kịp thời, đánh giá mục tiêu nhanh chóng và phân công khí tài.

Cũng trong năm 1996, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã giới thiệu Tầm nhìn chung 2010, đưa ra khái niệm quân sự về "Thống trị toàn diện".[3] Khái niệm này mô tả khả năng của quân đội Hoa Kỳ thống trị không gian chiến trường từ các hoạt động hòa bình cho đến việc áp dụng triệt để sức mạnh quân sự bằng việc tận dụng ưu thế về nắm bắt thông tin.

Thuật ngữ "Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm" và các khái niệm liên quan lần đầu tiên xuất hiện trong một ấn bản của Bộ Hải quân Hoa Kỳ với tên gọi "Copernicus: C4ISR cho thế kỷ 21". Tài liệu này ghi lại các ý tưởng về mạng lưới các hệ thống trinh sát, chỉ huy và thực thi để làm phẳng hệ thống phân cấp, giảm sức ì, tăng cường độ chính xác và tăng tốc độ chỉ huy.

Tuy nhiên, phát biểu đầy đủ đầu tiên của khái niệm xuất hiện trong sách Network Centric Warfare: Developing and Leveraging Information Superiority do David S. Alberts, John Garstka and Frederick Stein viết và xuất bản bởi Command and Control Research Program (CCRP).[4]

Cuốn sách này rút ra một lý thuyết mới về chiến tranh từ một loạt các nghiên cứu về cách các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cải thiện phân tích tình thế, kiểm soát chính xác hàng tồn kho và sản xuất, cũng như giám sát quan hệ khách hàng.

Power to the Edge là ấn phẩm cuối cùng liên quan đến việc phát triển lý thuyết của network-centric warfare, cũng được xuất bản bởi CCRP vào năm 2003.[5] Ấn phẩm này cho rằng môi trường và tổ chức quân sự hiện đại quá phức tạp để có thể nắm rõ được bởi bất kỳ một cá nhân, tổ chức, hoặc thậm chí là cơ quan quân sự.

Công nghệ thông tin hiện đại cho phép chia sẻ thông tin nhanh chóng và hiệu quả đến mức độ mà các "thực thể ngoài rìa" hoặc những đối tượng chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ quân sự, có thể "kéo" thông tin từ các kho lưu trữ, thay vì các bộ máy chỉ huy tập trung cố gắng dự đoán nhu cầu thông tin của họ và "đẩy" nó cho họ. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là làm phẳng các hệ thống phân cấp quân sự truyền thống.

Những ý tưởng cấp tiến của Power To The Edge đã được Lầu Năm Góc nghiên cứu từ ít nhất năm 2001. Ngay sau đó, Lầu năm góc bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu mạng ngang hàng và áp dụng của nó trong cơ cấu chiến trường. Họ nói với các kỹ sư phần mềm tại một hội nghị tháng 11/2001 rằng cấu trúc mạng ngang hàng cho các đơn vị và khí tài tạo ra những lợi thế nhất định trên chiến trường.

Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm là nền tảng của nỗ lực chuyển đổi đang diễn ra tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do cựu Bộ trưởng Donald Rumsfeld khởi xướng. Đó cũng là một trong năm mục tiêu của Văn phòng chuyển đổi lực lượng và Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_lấy_mạng_làm_trung_tâm http://www.ndu.edu/inss/strforum/SF_63/forum63.htm... http://www.dtic.mil/jv2010/jv2010.pdf http://dodccrp.org/files/Alberts_NCW.pdf http://www.dodccrp.org http://www.dodccrp.org/files/Alberts_IAT.pdf http://www.dodccrp.org/files/Alberts_Power.pdf http://www.fas.org/sgp/crs/natsec/RL32411.pdf http://www.globalsecurity.org https://web.archive.org/web/20041119103335/http://... https://web.archive.org/web/20060705035428/http://...